Tại sao điện thoại Android bị restart liên tục và biện pháp khắc phục?

Tại sao điện thoại Android bị restart liên tục và biện pháp khắc phục?

Những chiếc điện thoại Android sau một thời gian sử dụng, thỉnh thoảng sẽ gặp phải một số sự cố không mong muốn. Và hiện tượng điện thoại Android bị restart liên tục là một trong những lỗi mà khá nhiểu người dùng gặp phải. Đa phần mọi người khi gặp tình huống này đều không biết lý do tại sao và thường sẽ chọn cách khởi động lại máy để tiếp tục sử dụng.

Tuy nhiên, việc làm này chỉ là biện pháp tạm thời để “chữa cháy” trong những lúc cấp bách, còn nếu kéo dài sẽ càng khiến cho chiếc smartphone của bạn trở nên ngày một nghiêm trọng hơn. Vậy nguồn gốc của việc điện thoại Android bị restart liên tục là do đâu và cách xử lý như thế nào mới hiệu quả? Mời bạn đọc bài viết sau để có câu trả lời. 

Tình trạng điện thoại bị restart liên tục là như thế nào?

Tình trạng điện thoại Android tự khởi động lại thường xảy ra trong lúc người dùng đang nhắn tin hay gọi điện hoặc có khi thiết bị khởi động lại liên tục không ngừng khiến người dùng không thể thực hiện bất kì tác vụ nào khác. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân để có các biện pháp thích hợp.

>> Xem thêm: Giải quyết vấn đề điện thoại Android bị đầy bộ nhớ

Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Bộ nhớ và dung lượng

Khi bộ nhớ trong đã đầy thì điện thoại Android có thể sẽ tự động restart lại. Để thiết bị được hoạt động bình thường, bạn nên xóa những tệp không quan trọng, việc xóa dữ liệu đã lưu vào bộ nhớ đệm giúp giải phóng bớt dung lượng cho máy.

Riêng đối với các dòng điện thoại vivo, nhà sản xuất đã quan tâm đến những người dùng bằng cách thêm tính năng nhắc nhở xóa dung lượng bộ nhớ định kỳ. Trong đó, tính năng này sẽ gợi ý những ứng dụng mà bạn không thường xuyên sử dụng hay cảnh báo các phần mềm độc hại.

Nếu bạn đang không sử dụng sản phẩm của vivo, bạn sẽ phải tốn công một chút để tự làm, tự kiểm tra lại những ứng dụng có dung lượng lớn.


Mặt khác bạn cũng nên chú ý các ứng dụng chạy ngầm, đây là một phần nguyên nhân khiến cho RAM hoạt động quá tải dẫn tới việc máy khởi động lại. Bởi những ứng dụng này dù có không sử dụng thì nó vẫn sẽ vẫn hoạt động và làm phát sinh thêm dữ liệu cũng như các hoạt động khác trên đện thoại. Do đó, nếu không thực sự cần thiết, bạn nên tắt nó đi.

Cách kiểm tra dung lượng:

Vào Cài đặt => chọn Bộ nhớ => Xem dung lượng bộ nhớ trống (Bộ nhớ trống nhỏ hơn 10% thì điện thoại chắc chắn có vấn đề).

Cách tắt ứng dụng chạy ngầm: 

Vào Cài đặt => chọn Ứng dụng => chọn Ứng dụng muốn tắt => nhấn Buộc dừng.

Các bản cập nhật

Lý do các nhà phát triển liên tục thay đổi các bản cập nhật là để sửa những lỗi trên điện thoại và giúp người dùng tối ưu hóa việc sử dụng thiết bị. Vậy nên, bạn hãy cập nhật phần mềm điện thoại thường xuyên để bảo đảm những lỗi trong hệ thống được khắc phục kịp thời. 

Kiểm tra và cài đặt các bản cập nhật bằng cách:

Vào Cài đặt => chọn Hệ thống => chọn tiếp Nâng cao => Bản cập nhật hệ thống

Khi thấy trạng thái cập nhật của điện thoại, bạn hãy làm theo các bước được hướng dẫn trên màn hình. (Chú ý phần trăm pin của máy nên lớn hơn 60% để tránh bị hết pin trong lúc cập nhật và gây ra các lỗi không đáng có.)

Lỗi do xung đột phần mềm

Nếu vừa cài đặt một phần mềm mới cho điện thoại mà đã xảy ra tình trạng restart liên tục, thì khả năng cao điện thoại của bạn đang gặp phải vấn đề xung đột phần mềm. Thực tế, rất khó để tránh khỏi việc hệ điều hành phát sinh lỗi do xung đột với các ứng dụng được cài đặt vào máy. 

Để khắc phục trường hợp này, bạn hãy xóa các ứng dụng vừa cài đặt gần đây và khởi động lại điện thoại. Nếu vẫn tình trạng vẫn không khả quan, bạn sẽ đành phải sao lưu dữ liệu điện thoại và tiến hành khôi phục cài đặt gốc.

Cách thực hiện khôi phục cài đặt gốc:

Vào Cài đặt => chọn Sao lưu và khôi phục cài đặt gốc.

Lỗi phần cứng

Nếu điện thoại Android bị restart liên tục nhưng không phải do lỗi từ dung lượng bộ nhớ, bản cập nhật hệ thống hay xung đột phần mềm. Và đặc biệt là nó liên tục khởi động lại khi bạn còn chưa kịp thao tác gì, hãy nghĩ ngay đến những lỗi phần cứng như: pin hỏng, nút nguồn bị kẹt hoặc trường hợp xấu nhất là hỏng ổ cứng. Lúc này, bạn nên mang điện thoại ra trung tâm bảo hành chính hãng hoặc các cửa hàng điện thoại uy tín gần nhất để được kiểm tra và bảo trì.

Trên đây là những nguyên nhân phổ biến và biện pháp khắc phục cho trường hợp điện thoại Android bị restart liên tục. Hy vọng bạn đã trang bị thêm những thông tin hữu ích và giải quyết được sự cố không mong muốn trên thiết bị thông minh của mình. 

Chúc bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published.