Vì sao các hãng công nghệ thôi mặn mà với điện thoại camera pop up

Home / Điện Thoại / Vì sao các hãng công nghệ thôi mặn mà với điện thoại camera pop up
Vì sao các hãng công nghệ thôi mặn mà với điện thoại camera pop up

Lần đầu tiên xuất hiện năm 2018, camera “thò thụt” nhanh chóng trở thành trào lưu mà nhiều hãng công nghệ theo đuổi với hàng loạt sản phẩm điện thoại camera pop up được trình làng trong thời gian ngắn. Thế nhưng, sau hơn 1 năm khuấy đảo thị trường, xu hướng điện thoại camera pop up dường như đã hạ nhiệt. Đâu là lý do khiến các ông lớn công nghệ thôi tha thiết giải pháp công nghệ này, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Lợi ích không thể phủ nhận của camera selfie pop up

Giải pháp của màn hình tràn viền

điện thoại camera pop up

Giải pháp công nghệ tạo không gian cho màn hình tràn viền trên điện thoại

Camera selfie pop up (camera trượt hay camera thò thụt) là một thiết kế mang tính giải pháp các hãng công nghệ sử dụng để tạo không gian cho màn hình tràn viền trên điện thoại. vivo là hãng điện thoại đầu tiên sử dụng công nghệ camera selfie pop up với việc trình làng siêu phẩm vivo Apex. Tại thời điểm ra mắt năm 2018, vivo Apex là điện thoại có màn hình lớn nhất với tỷ lệ màn hình/thân máy lên đến 91,24%. Ngay sau sự thành công của vivo Apex, vivo lần lượt ra mắt 2 dòng điện thoại chuyên chụp ảnh ở phân khúc cận cao cấp với sự hiện hữu của camera trượt: vivo V15 và vivo V17 Pro.

Giải pháp camera thò thụt nhanh chóng được những ông lớn công nghệ khác nắm bắt để cho ra đời những chiếc điện thoại viền màn hình siêu mỏng đến không viền. Samsung, Oppo, Xiaomi, Huawei, Realme… đều sở hữu những chiếc điện thoại camera trượt ấn tượng.

Trải nghiệm không bị gián đoạn vì lỗ đục trên màn hình

Ngoài giải pháp cho thiết kế tràn viền, điện thoại camera pop up còn giúp mở rộng không gian trải nghiệm cho người dùng khi không phải nhường chỗ cho thiết kế camera selfie trên bề mặt màn hình. Khi sử dụng các tính năng giải trí trên điện thoại cần sự tập trung cao như chơi game, xem phim, người dùng hoàn toàn sẽ không bị sao nhãng bởi “lỗ nhỏ” camera trên màn hình. Nếu không thích chụp ảnh “tự sướng”, camera selfie sẽ luôn ẩn mình trong hốc máy và không khiến người dùng khó chịu.

Camera thò thụt khó hỏng

điện thoại camera pop up

Camera tự động bật khi người dùng kích hoạt chế độ chụp ảnh

Với cơ chế tự động “ẩn mình” nếu người dùng tắt chế độ chụp ảnh, điện thoại camera pop up sẽ khó có khả năng bị gẫy, hư hại ống kính so với những smartphone tích hợp cảm biến ngay trên màn hình. Trong trường hợp, bạn đang chụp ảnh tự sướng, chẳng may lỡ tay đánh rơi điện thoại cũng không cần quá lo lắng, do hầu hết các sản phẩm đều được trang bị cảm biến cho phép camera tự động thụt vào nếu tiếp đất. Thế nên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu sử dụng điện thoại camera trượt.

Tăng cường bảo mật

Một trong những ưu điểm của camera thò thụt đó chính là khả năng bảo mật. Smartphone rất dễ bị hack và kẻ xấu có thể lợi dụng kích hoạt camera selfie mà chủ nhân điện thoại không hề hay biết. Với điện thoại camera thò thụt, bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Nếu vô tình điện thoại bị hack để chụp “trộm” ảnh, người dùng sẽ ngay lập tức phát hiện ra. Đây được coi là giải pháp bảo mật đáng chú ý dành cho các bạn trẻ.

Vì sao điện thoại camera pop up bị “thất sủng”?

Mở rộng không gian trải nghiệm, tăng cường bảo mật là thế, vậy tại sao bước sang năm 2020, không hãng công nghệ nào còn mặn mà với giải pháp camera selfie “thò thụt”?

Camera pop up không dành cho ngôn ngữ thiết kế mỏng nhẹ

điện thoại camera pop up

camera pop up tốn khá nhiều diện tích bên trong máy

Khi các hãng công nghệ vẫn theo đuổi trào lưu thiết kế mỏng, nhẹ, camera selfie trượt lại chiếm quá nhiều không gian trong máy. Do hầy hết các ống kính cơ chế thò thụt đều phải để không gian lớn để camera và linh kiện di chuyển. Điều này trở thành “chướng ngại” cần loại bỏ để đảm bảo độ mỏng của thân máy. 

Ngoài ra, loại bỏ không gian dành cho camera trượt, các hãng điện thoại sẽ có thể tăng dung lượng pin cho smartphone, đồng thời trang bị thêm ăng-ten giúp máy bắt sóng tốt hơn. Vì thế, việc camera pop up dần trở thành quá khứ là điều dễ hiểu.

Thời gian khởi động camera lâu

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng đó là các điện thoại camera trượt cần 1 khoảng thời gian nhất định để khởi động ống kính. Với những tín đồ “nghiện sống ảo”, sự chậm chễ này gây khó chịu, tụt cảm hứng chụp ảnh. 

Không thể chống bụi và nước

Với những dòng sản phẩm cao cấp, các hãng điện thoại thường tích hợp khả năng chống bụi và nước cho máy. Tuy nhiên, việc trang bị camera trượt khiến họ phải từ bỏ tính năng vốn là lợi thế cạnh tranh của mình. Ngoài ra, các camera này được thiết kế theo dạng cơ khí, phải hoạt động liên tục, dù hãng công nghệ luôn tự tin rằng linh kiện của mình vượt qua thử nghiệm hàng chục nghìn lần, nhưng độ bền của camera sẽ hao hụt nhiều sau khoảng thời gian dùng máy. 

điện thoại camera pop up

Camera trượt nhường chỗ cho màn hình nốt ruồi

Camera nốt ruồi đơn giản và tiết kiệm không gian trong thân máy

Trong năm 2020, thiết kế camera thò thụt dần bị thay thể bởi camera selfie đục lỗ (nốt ruồi). So với linh kiện để thiết kế camera trượt, ống kính đục lỗ lỗ này đơn giản và tiết kiệm nhiều không gian bên trong thân máy hơn. Đây cũng là lý do, từ đầu năm đến giờ, nhiều mẫu điện thoại màn hình đục lỗ lần lượt trình làng. vivo đã tạm dừng điện thoại camera thò thụt bằng những smartphone màn hình nốt ruồi độc đáo với những đại diện điển hình như vivo V19, vivo Y50 và gần đây nhất hãng ra mắt 2 smartphone cao cấp siêu mỏng X50 và X50 Pro.

Được coi là giải pháp đột phá cho màn hình điện thoại tràn viền, camera trượt giúp mở rộng không gian trải nghiệm giải trí và đảm bảo tính năng bảo mật. Với những bạn trẻ đề cao 2 yếu tố này, điện thoại camera thò thụt luôn là gợi ý không thể bỏ qua.